Vì muốn con đạt được thành tích vượt trội, bạn đã xếp cho con một lịch học dày đặc không chỉ tại trường học mà còn thuê cả gia sư dạy kèm. Đúng vậy, các chuyên gia đánh giá cao việc phụ huynh ngày càng quan tâm đến việc học tiếng Anh cho trẻ nhưng nếu ép trẻ học quá nhiều đôi khi lại phản tác dụng bởi vì trẻ không những phải đối diện với nguy cơ suy giảm thể lực mà còn ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập cũng như sự phát triển tâm lý. Trẻ con thường ham chơi, dễ mất tập trung nhưng lại rất nhạy cảm. Khi trẻ bị ép học với cường độ quá căng thẳng sẽ khiến bé mất hứng thu học tập và thậm chí còn dẫn đến những hành động mang tính phản kháng. Hãy nên nhớ nguyên tắc hàng đầu khi học tiếng Anh trẻ em là phải tạo cho trẻ tâm lý thoải mái, yêu thích một cách chủ động chứ không nên tạo sự căng thẳng hay ép buộc trẻ.
Ngữ pháp tiếng Anh khá phức tạp để có thể nhớ và sử dụng một cách có hệ thống. Thay vì ép con ghi chép, học thuộc lòng cách sắp xếp từ loại, các thì trong Tiếng Anh, bạn hãy cho trẻ làm quen với ngôn ngữ này thông qua phương pháp học sinh động bằng cách lắng nghe cấu trúc ngữ pháp qua bài hát, phim hoạt hình bằng giọng của người bản xứ, nếu có điều kiện thì cho con tiếp xúc trực tiếp với người bản ngữ càng nhiều càng tốt. Dần dần trẻ sẽ sử dụng chính xác ngữ pháp chính xác một cách tự nhiên nhất. Nếu trẻ có lỡ cấu thành cấu trúc sai, hãy xem điều đó hết sức bình thường chứ đừng cười nhạo khiến trẻ mặc cảm.
Vì muốn con học tiếng Anh thật giỏi, nên nhiều phụ huynh bắt con học những từ ngữ khó, thậm chí mang tính chuyên ngành. Bạn nên biết rằng khi mới bắt đầu với một ngôn ngữ mới, nếu trẻ tiếp xúc với hàng loạt những từ quá khó sẽ làm cho trẻ không hiểu nên nhanh chán và học không hiệu quả. Vì vậy, khi dạy con tiếng Anh, bạn nên chọn những từ đơn giản, gắn với sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Cô Nicole đã đưa ra lời khuyên: “ Mỗi ngày chỉ nên dạy cho con khoảng 5 từ mới, không nên quá dồn dập vào một ngày. Cách này sẽ giúp trẻ ghi nhớ rất nhanh và làm giàu vốn từ tiếng Anh của trẻ.”
Tư duy và sở thích của trẻ rất khác nhau ở mỗi lứa tuổi, Tuy nhiên, rất nhiều ông bố bà mẹ không chú ý đến yếu tố này mà chỉ biết bỏ ra cả núi tiền mua tài liệu, sách đĩa dạy tiếng Anh rồi ép con học. Bạn nên dựa theo tính cách, sở thích của con để lựa chọn phương pháp, chương trình học cho phù hợp.
Trẻ cần được tạo cơ hội để tư duy logic hơn là học và tiếp thu ngoại ngữ như một cái máy. Nếu bạn cố ngồi dịch nghĩa từng từ cho con hiểu và bắt chúng thuộc làu tất cả thì điều đó chẳng khác gì lối học vẹt mòn. Cô Nicole nhấn mạnh: “việc dịch nghĩa là tuyệt đối không nên khi trẻ học tiếng Anh. Việc rèn luyện thói quen học hiểu tiếng Anh bằng khái niệm sẽ giúp ích cho tư duy ngoại ngữ của trẻ. Bạn có thể chỉ vào chiếc xe ô tô để nói “car”, thay vì dạy trẻ “car là xe ô tô”… Ban đầu, trẻ có thể gặp khó khăn khi tiếp nhận, song cách học sinh động này sẽ khiến trẻ thích thú về sau.
Đây là những sai lầm mà rất nhiều các bậc phụ huynh đã mắc phải. Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn nhìn ra vấn đề và thay đổi để đem lại hiệu quả học tập tốt nhất cho trẻ.