Đây là nhận định hoàn toàn SAI
Với 1 em bé thì Tiếng Việt cũng được coi là 1 ngoại ngữ. Nếu Ba Mẹ không chịu giao tiếp với bé thì bất kỳ ngôn ngữ nào cũng không thể phát triển tốt được. Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi đặc biệt là dưới 3-4 tuổi có thể phân biệt và học tới 7 ngôn ngữ khác nhau. Nếu biết kích hoạt đúng quy luật tự nhiên: NGHE – NÓI – ĐỌC – VIẾT thì sau này bé học ngoại ngữ vô cùng nhàn.
Hãy nhất quán khi dạy ngôn ngữ cho bé. Nếu nói tiếng nào thì cuộc hội thoại hoàn toàn bằng tiếng đó. Có thể mẹ nói chuyện với con bằng Tiếng Anh, sau đó con dùng Tiếng Việt để kể lại cho Ba nghe. Hãy hình thành cho bé phản xạ tư duy bằng Tiếng Anh, KHÔNG dạy kiểu word-by-word.
Ba mẹ muốn dạy con ngoại ngữ nào thì hãy kích hoạt càng sớm càng tốt trước khi não hoàn thiện.
Thật ra những PP dạy song ngữ sớm cho trẻ được áp dụng, và có hiệu quả tốt nhất nếu áp dụng từ khi bé mới chào đời. Vì đây là giai đoạn bé có nhận tiếp nhận tốt nhất mọi ngôn ngữ vào não bộ.
Giai đoạn 0-4 tuổi là giai đoạn phát triển vùng ngôn ngữ trong não của trẻ
Từ 0-2 tuổi là thời điểm con tiếp nhận ngôn ngữ
Từ 2-4 tuổi là thời điểm con bắt đầu bật ra ngôn ngữ
Từ khoảng 4-6 tuổi là thời kỳ con phát triển ngôn ngữ nâng cao, nói và diễn đạt ngôn ngữ tốt hơn.
Vậy nên những giai đoạn đầu đời của con là “thời điểm vàng” để phát triển ngôn ngữ của con cả tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ thứ 2.
Một bé học song ngữ sẽ tiếp nhận ngôn ngữ, và sắp xếp trôi chảy cần thời gian lâu hơn là bé đơn ngữ. Khi não bộ bé sắp xếp tới mức nào đó, bé sẽ nói đồng thời 2 thứ tiếng.
Nếu bé tiếp xúc chênh lệch 2 thứ tiếng, thì ngôn ngữ bé tiếp xúc nhiều hơn, bé sẽ nói trước tiên.
Đồng thời, việc trộn ngôn ngữ “Code Switching”, là hiện tượng bình thường. Khi não bé phát triển hơn, sắp xếp ngăn nắp hơn, bé sẽ thay đổi thói quen, chỉ sử dụng 1 ngôn ngữ trong 1 ngữ cảnh.